Nhắc đến ẩm thực miền núi Đông Bắc chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua món vịt quay Lạng Sơn – đặc sản nức tiếng của xứ Lạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có dịp đến đây và thưởng thức hương vị của món ẩm thức nổi tiếng này. Trong bài viết này, Máy thực phẩm tốt sẽ cung cấp cho bạn cách chế biến vịt quay Lạng Sơn chuẩn vị bản địa và rất dễ thực hiện. Cùng theo dõi bài viết và lưu lại để biết cách làm món vịt quay Lạng Sơn nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm vịt quay Lạng Sơn
Nguyên liệu và gia vị vịt quay Lạng Sơn rất phổ biến và có thể tìm mua ở mọi siêu thị, chợ,…
- Vịt: 1 con (2 kg)
- Lá mắc mật: 250g
- Quả mắc mật khô: 10g
- Hành khô: 2 củ
- Gừng: 1 củ
- Sả: 4 cây
- Mật ong: 10ml
- Ớt: 2 quả
- Nước lọc: 100ml
- Chanh: nửa quả
- Gia vị: đường, bột ngọt, xì dầu, bột canh, hạt tiêu xay, rượu trắng, muối, nước tương
Cách sơ chế nguyên liệu làm vịt quay Lạng Sơn
Sơ chế vịt
Thịt vịt sau khi đã được làm sạch lông và nội tạng bên trong sẽ được mang đi khử mùi. Lí do là bởi thịt vịt nếu không được khử mùi đúng cách sẽ rất dễ để lại mùi tanh hôi khó chịu. Bạn có thể tham khảo cách khử mùi như sau:
- Trộn đều hỗn hợp gồm: gừng đập dập, 200ml nước lọc, 2 thìa muối, 2 thìa rượu trắng
- Cho vịt vào một cái khay lớn, đổ hỗn hợp vừa pha lên toàn bộ con vịt và xoa đều trong khoảng 10 phút rồi đem đi rửa lại với nước.
- Lưu ý chà xát hỗn hợp thật kĩ ở phía trong bụng, phao câu và dươi cánh để làm sạch mùi hôi của vịt.
Sau khi đã hoàn thành công đoạn khử mùi, bạn hãy treo vịt lên ở nơi thoáng mát để vịt ráo nước và khô tự nhiên.
Sơ chế gia vị ướp vịt quay Lạng Sơn
- Sả: bóc vỏ, rửa sạch sau đó băm nhỏ.
- Hành, tỏi: bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
- Lá mắc mật: vặt lá, rửa sạch, để ráo nước.
- Quả mắc mật khô: rửa sạch và giã nhỏ.
- Gừng: cạo vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
Cách chế biến vịt quay Lạng Sơn chuẩn vị
Công thức làm gia vị ướp vịt quay Lạng Sơn
Có thể nói gia vị dùng để tẩm ướp quyết định đến 80% mức độ thành công trong cách chế biến vịt quay Lạng Sơn. Đặc biệt là lá mắc mật, đây là loại gia vị đặc trưng nhất và không thể thiếu trong cách làm vịt quay Lạng Sơn. Dưới đây là cách chế biến gia vị nhồi vịt quay:
- Phi thơm hành, tỏi đã chuẩn bị sẵn. Sau đó tiếp tục cho thêm gừng, sả vào đảo đều khoảng 2-3 phút. Cuối cùng bạn cho lá mắc mật vào.
- Cho các loại gia vị: đường, bột canh, hạt tiêu, bột ngọt vào chảo. Nêm nếm theo khẩu vị.
- Đổ 100ml nước lọc vào hỗn hợp và đun sôi đến khi hơi sệt lại thì tắt bếp.
Để món vịt quay có màu cánh gián, vàng óng hấp dẫn thị giác sau khi quay xong, chúng ta sẽ pha chế nước tạo màu với các bước sau:
- Chuẩn bị một bát nước nóng già. Sau đó thêm vào 100ml mật ong, 2 muỗng nước chanh, 2 muỗng nước tương, 1 muỗng muối và 1 lát gừng.
- Đun sôi hỗn hợp đến khi đặc sệt lại thì tắt bếp và để nguội.
Cách ướp vịt quay Lạng Sơn
Đây là công đoạn vô cùng quan trọng trong cách chế biến vịt quay Lạng Sơn để đảm bảo món ăn được ngấm đều gia vị và dậy mùi thơm sau khi quay xong.
- Nhồi hỗn hợp gia vị ướp vịt quay Lạng Sơn vào trong bụng vịt. Tiếp đó xoa đều hoặc có thể lắc nhẹ để ngấm gia vị. Sau đó dùng xiên tre, inox hoặc chỉ khâu chặt phần bụng vịt lại nhằm ngăn gia vị bị rơi ra ngoài trong quá trình quay nướng.
- Với phần nước tạo màu, bạn dùng chổi phết gia vị để bôi hỗn hợp lên toàn bộ thân vịt, hoặc có thể dùng tay để thoa đều lên bề mặt da vịt. Sau đó ướp trong khoảng 3-4 tiếng để gia vị ngấm vào từng thớ thịt.
Hướng dẫn quay vịt Lạng Sơn
Sau khi đã ướp gia vị vịt quay Lạng Sơn và phơi vịt cho đến khi da chuyển vàng, chúng ta sẽ tiến hành quay vịt.
- Cho vịt vào lò quay vịt inox. Nhiệt độ nướng thích hợp nhất là từ 100 – 120 độ C trong khoảng 40-50 phút. Trong quá trình nướng, khi thấy vịt bắt đầu chảy mỡ thì quét thêm dầu hoặc mật ong để vịt không bị khô.
- Sau khi vịt đã quay xong, bạn tăng nhiệt lên 200 độ C và nướng tiếp trong 15 phút để vịt lên màu cánh gián hấp dẫn.
- Trong trường hợp bạn có ý định kinh doanh vịt quay Lạng Sơn thì quay bằng lò nướng điện rất bất tiện mà cần chuẩn bị một chiếc lò quay vịt chuyên dụng. Sử dụng lò quay sẽ cho năng suất quay nướng cao hơn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh hơn. Đặc biệt, vịt khi quay sẽ đảm bảo chín đều từ trong ra ngoài, giữ được trọn vẹn hương vị và có màu sắc hấp dẫn hơn rất nhiều.
Cách làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn
Nguyên liệu nước chấm vịt quay Lạng Sơn
- Tỏi: 3-4 tép
- Hành khô: 2 củ
- Ớt tươi: 2 quả
- Nước cốt chanh: 1 quả
- Nước mắm: 3-4 thìa canh
- Đường: 2 thìa cà phê
- Muối: 1/2 thìa cà phê
- Hạt tiêu xay
- Tương xay: 1/2 thìa cà phê
- Bột năng: 1 thìa cà phê
Chi tiết cách pha nước chấm vịt quay Lạng Sơn
- Băm nhuyễn tỏi, hành, ớt tươi.
- Chuẩn bị một bát to, cho nước tương xay, đường, nước lọc vào khuấy đều. Pha bột năng với nước, tránh để vón cục.
- Đun nóng dầu và phi thơm hành, tỏi. Đến khi hơi vàng thì cho hỗn hợp nước tương vào đảo đến khi sôi thì cho nhỏ lửa. Tiếp tục đun đến khi thấy hỗi hợp đổi màu thì đổ bột năng vào rồi khuấy liên tục cho đến khi hơi sệt lại thì tắt bếp. Có thể cho thêm nước mỡ quay vịt vào để nước chấm vịt thêm ngậy.
- Khi nước chấm đã nguội hẳn thì đổ nước cốt chanh vào.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chấm vịt với phần nước gia vị nhồi vịt quay lấy ra từ trong bụng vịt.
Xem thêm: Cách làm vịt quay Bắc Kinh đầy đủ nhất
Những lưu ý để làm món vịt quay Lạng Sơn chuẩn vị
Khi học cách chế biến vịt quay Lạng Sơn, bạn hãy ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau để món ăn đúng chuẩn vị bản địa và trọn vẹn hương vị nhất nhé!
- Lựa chọn được vịt ngon là yếu tố quan trọng đầu tiên để có thể làm vịt quay Lạng Sơn chất lượng. Cần tránh chọn vịt quá non hoặc quá già bởi vịt non sẽ bị hao thịt khi quay và thịt chưa đạt độ chắc. Vịt quá già lại khiến thịt bị dai. Vịt ngon nhất là khi đã mọc đủ lông và không có lông măng, phần ức và phao câu tròn đều. Da ở vùng cổ và bụng của vịt phải dày và săn chắc, khi cầm sẽ cảm thấy nặng tay.
- Khi quay vịt Lạng Sơn bằng lò nướng điện, cần điều chỉnh nhiệt độ và thời gian quay để đảm bảo vịt chín đều, có màu sắc hấp dẫn và giòn ngon. Tuy nhiên, thời gian và nhiệt độ có thể thay đổi tùy theo lò nướng và kích thước vịt nên hãy kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết.
- Trong cách chế biến vịt quay Lạng Sơn thì ướp vịt là công đoạn quan trọng để gia vị thấm vào thịt và tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng đủ gia vị vịt quay Lạng Sơn và thời gian ướp để vịt quay có mùi vị đậm đà. Cũng không nên ướp quá lâu khiến thịt vịt bị mềm và mất đi độ giòn.
- Trước khi quay, hãy đảm bảo rằng vịt đã khô ráo. Điều này giúp vịt được giòn, vàng đẹp sau khi quay.
- Khi vịt đã chín, hãy để nguội một chút trước khi thái miếng và thưởng thức. Điều này giúp giữ được độ mềm và vị thơm của thịt.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Máy thực phẩm tốt về cách chế biến vịt quay Lạng Sơn lá mắc mật. Mong rằng hướng dẫn quay vịt Lạng Sơn của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học làm vịt quay vịt Lạng Sơn. Nếu quý khách có nhu cầu mua Lò quay vịt chuyên dụng của tại Máy thực phẩm tốt, xin vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn trực tiếp. Sản phẩm Lò quay vịt chính hãng, chất lượng cao và cam kết bảo hành trong vòng 12 tháng kể từ khi mua sản phẩm.